Năm 2020, cả nước có 12 trung tâm cứu hộ động vật

Nhằm mục tiêu đến năm 2020, bảo tồn và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả được 0,57 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; bảo vệ và phát triển bền vững khoảng 60.000 ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên; xây dựng kế hoạch phát triển 12 trạm/trung tâm cứu hộ động vật trên phạm vi cả nước và 03 ngân hàng gen tại vùng đồng bằng sông Hồng…, ngày 08/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 45/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
7-chot
Quy hoạch được thực hiện trên 08 vùng địa lý trong phạm vi cả nước theo 04 đối tượng: Hệ sinh thái tự nhiên; khu bảo tồn; cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học với các nội dung chính như: Thành lập và đưa vào hoạt động 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 506 ha ở vùng Đông Bắc; nâng cấp, thành lập 01 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn cây thuốc khu vực Tây Bắc và 02 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật, 01 vườn động vật, 01 vườn cây thuốc, 03 ngân hàng gen ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển bền vững 30.000 ha hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên, hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Phú Quốc…
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan có trách nhiệm điều tra, nghiên cứu xác định các tiêu chí phân vùng sinh thái trên phạm vi cả nước; xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện Quy hoạch, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh các khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Đến 2020, 100% cơ sở kinh doanh thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt

Đây là một trong những mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Y tế, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Nhằm mục tiêu đến năm 2020, 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn tốt; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ; 50% bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương có bộ phận dược lâm sàng và 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng…, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp về xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách; giải pháp về thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện tổ chức; về đầu tư; khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo…
20131225164515-chungchi
Cụ thể như: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm nhằm phát triển công nghiệp dược; đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, biên giới, hải đảo; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Quyết định 05/2014/QĐ-TTg ngày 15/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công, viên chức

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 05/2014/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG KHAI CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG TIỆN, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC, CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005 (sửa đổi năm 2007 và năm 2012);
Căn cứ Luật ban hành các văn bản pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng:
a) Cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ xây dựng, ban hành chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức.
Các chế độ, chính sách trong quá trình soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền thông qua và các chế độ, chính sách đã được ban hành liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức (trừ các chế độ, chính sách thuộc danh mục bí mật nhà nước).
b) Thủ trưởng các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị, tổ chức), doanh nghiệp nhà nước công khai việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
2. Phạm vi công khai:
a) Các chế độ, chính sách (trong quá trình soạn thảo chế độ, chính sách để trình cấp có thẩm quyền thông qua; chế độ, chính sách được ban hành) liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 2. Nguyên tắc công khai
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác nội dung các thông tin về chế độ, chính sách và việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức;
2. Việc công khai phải đảm bảo quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến để giám sát thực hiện chế độ, chính sách thông qua những hình thức công khai quy định tại Điều 3 của Quyết định này.
Điều 3. Hình thức công khai
1. Việc công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức của Quyết định này được thực hiện thông qua các hình thức sau:
a) Công bố trong các kỳ họp thường niên của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
b) Phát hành ấn phẩm;
c) Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức, khu dân cư;
d) Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Đưa lên trang thông tin điện tử;
e) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;
g) Các hình thức công khai khác.
2. Căn cứ vào nội dung, mục đích, thời điểm công khai chế độ, chính sách và thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức ở Trung ương (dưới đây gọi chung là Bộ, cơ quan Trung ương) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hình thức công khai đối với các nội dung thực hiện công khai theo quy định tại Điều 4, Điều 5 cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý và nhân dân, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
Chương 2.
NHỮNG NỘI DUNG CÔNG KHAI CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH
Điều 4. Nội dung công khai
Các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp công khai chế độ, chính sách được xây dựng, ban hành theo thẩm quyền quy định liên quan đến các nội dung:
1. Tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước;
2. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
4. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước tại xã, phường, thị trấn.
5. Chế độ sử dụng lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, tiền lương, tiền thưởng, khấu trừ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động.
6. Các chế độ, chính sách đãi ngộ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức (trừ các chế độ, chính sách thuộc danh mục bí mật nhà nước).
Điều 5. Thực hiện công khai
1. Công khai việc xây dựng chế độ, chính sách liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 4 Quyết định này.
a) Các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp công khai nội dung dự thảo và lấy kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân theo quy định của pháp luật.
b) Thời điểm công khai thực hiện ngay sau khi nội dung dự thảo chính sách, chế độ được cấp có thẩm quyền cho phép lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân.
2. Công khai nội dung chế độ, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 4 Quyết định này.
a) Các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp công khai nội dung chế độ, chính sách đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
b) Thời điểm công khai thực hiện ngay sau khi chế độ, chính sách có hiệu lực thi hành.
3. Công khai việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 4 Quyết định này.
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, công khai việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 4 Quyết định này.
b) Thời điểm thực hiện công khai thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy chế công khai tài chính, ngân sách của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước.
Chương 3.
GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CÔNG KHAI
Điều 6. Nội dung giám sát
1. Giám sát việc công khai chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo nội dung quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo nội dung quy định tại Điều 4 Quyết định này.
Điều 7. Thực hiện việc giám sát
1. Thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân.
Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có các trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cho Ban Thanh tra nhân dân;
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân có trách nhiệm trả lời những nội dung chất vấn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tiếp nhận thông tin.
c) Việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo quy chế công khai, dân chủ ở cơ sở; quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Xử lý vi phạm
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và cá nhân không thực hiện đúng những quy định về công khai chế độ, chính sách và công khai thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Quyết định này thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc công khai chế độ, chính sách và thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương;
2. Các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc công khai chế độ, chính sách và thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và nhân dân tham gia giám sát việc công khai chế độ, chính sách và thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định tại Quyết định này.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2014.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

  Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

Quy định về thẩm tra quyết toán dự án sử dụng ngân sách Nhà nước

Ngày 02/01/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BTC quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, với các nội dung như: Xem xét tính pháp lý của hợp đồng kiểm toán; đối chiếu nội dung báo cáo kết quả kiểm toán của dự án đối với nội dung kiểm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định; xem xét những ý kiến mà chủ đầu tư không thống nhất với báo cáo kiểm toán của nhà thầu kiểm toán; kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, việc chấp hành kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra và nhận xét, kiến nghị về quá trình quản lý đầu tư, thực hiện dự án…
goi_ho_tro_doanh_nghiep_can_don_gian_hoa_thu_tuc
Riêng đối với những dự án không thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán, cán bộ thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ pháp lý, nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư của dự án; chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản (nếu có); thẩm tra xác định giá trị tài sản; công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng… Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán quyết định việc kiểm tra thực tế tại Ban quản lý dự án và hiện trường xây dựng công trình trong quá trình thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Cơ quan thẩm tra quyết toán, cán bộ trực tiếp thẩm tra quyết toán không chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng do chủ đầu tư và nhà thầu đã nghiệm thu đưa vào báo cáo quyết toán hay đơn giá dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đơn giá trúng thầu đã được người quyết định trúng thầu quyết định, chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất ghi trong hợp đồng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/02/2014.

Quyết định 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 115/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN XUẤT BẢN, IN, PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu:
I. QUAN ĐIỂM
1. Phát triển hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm của nhân dân, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực:
a) Xuất bản;
b) Phát hành xuất bản phẩm tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và ra nước ngoài.
3. Thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật, phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
II. MỤC TIÊU
1. Lĩnh vực xuất bản:
a) Nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản;
b) Duy trì nhịp độ tăng trưởng về số lượng xuất bản phẩm, trong đó 20 – 30% là xuất bản phẩm điện tử, phấn đấu:
- Đến năm 2020 đạt khoảng 450 triệu bản, tương đương 05 bản/người/năm;
- Đến năm 2030 đạt khoảng 700 triệu bản, tương đương 07 bản/người/năm.
2. Lĩnh vực in: Tiếp tục tăng cường hiện đại hóa, phấn đấu:
a) Đến năm 2020: 50 – 60% số cơ sở in sử dụng công nghệ, thiết bị in hiện đại;
b) Đến năm 2030: 70 – 80% số cơ sở in sử dụng công nghệ, thiết bị in hiện đại; không còn cơ sở in đặt trong khu dân cư.
3. Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:
a) Phấn đấu đến năm 2020:
- 70% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 trung tâm phát hành xuất bản phẩm hiện đại;
- Mỗi quận, huyện có ít nhất 01 cơ sở phát hành xuất bản phẩm;
- Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 điểm cung cấp xuất bản phẩm;
- Kim ngạch xuất khẩu xuất bản phẩm tăng khoảng 3,0 lần so với năm 2013.
b) Phấn đấu đến năm 2030:
- Toàn bộ hệ thống phát hành xuất bản phẩm phân bố đều khắp và hiện đại;
- Kim ngạch xuất khẩu xuất bản phẩm tăng khoảng 4,5 lần so với năm 2013.
III. GIẢI PHÁP
1. Về cơ chế, chính sách:
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm;
b) Xây dựng và triển khai thực hiện một số dự án nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
2. Tổ chức mạng lưới xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm:
a) Chỉ xem xét thành lập mới nhà xuất bản đối với ngành, lĩnh vực và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có nhà xuất bản; hoàn thành việc rà soát, sắp xếp lại các nhà xuất bản vào năm 2015;
b) Không thành lập mới cơ sở in trong khu dân cư và thực hiện di dời các cơ sở in ra ngoài khu dân cư; có kế hoạch từng bước đưa các cơ sở in vào khu công nghiệp;
c) Mở rộng phạm vi hoạt động của các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm ở trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức.
3. Về đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước:
a) Tăng cường nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất đối với:
- Các nhà xuất bản;
- Các cơ sở in xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị;
b) Khôi phục, duy trì và phát triển cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;
c) Hỗ trợ, bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách của Nhà nước theo quy định của Luật xuất bản và các quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm kinh phí hoạt động đối với các nhà xuất bản và kinh phí thực hiện một số dự án nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
4. Khuyến khích việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật; ưu tiên phát triển xuất bản phẩm điện tử.
5. Về nguồn nhân lực:
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm;
b) Nghiên cứu việc mở mã ngành đào tạo, dạy nghề về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm; mã ngạch lương đối với biên tập viên hoạt động trong lĩnh vực xuất bản.
6. Về hợp tác với các nước và quảng bá xuất bản phẩm Việt Nam ra nước ngoài:
a) Tăng cường hợp tác, trao đổi về bản quyền, chuyên môn, nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ với các nước có nền xuất bản, in, phát hành phát triển trong khu vực và thế giới, chú trọng đến các quốc gia, khu vực trọng điểm;
b) Đẩy mạnh quảng bá xuất bản phẩm ra nước ngoài thông qua các hoạt động phát hành, triển lãm, hội chợ và các hoạt động hợp tác, giao lưu khác;
c) Nâng cao chất lượng hoạt động, vị thế thành viên trong hiệp hội xuất bản khu vực và thế giới.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện Quy hoạch;
b) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, dự án để thực hiện các nội dung của Quy hoạch;
c) Xây dựng kế hoạch, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, giải pháp của Quy hoạch theo quy định của pháp luật.
3. Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm thực hiện Quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; rà soát, sắp xếp, nâng cấp cơ sở vật chất của các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm trực thuộc.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm của tỉnh, thành phố phù hợp với Quy hoạch này;
b) Bố trí quỹ đất, vốn, nhân lực và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, giải pháp của Quy hoạch này tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 
 



Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ; KTTH, KTN, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam

Kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa gia công



Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 13/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài, trong đó đáng chú ý là quy định về các trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài.



Theo đó, sau khi thương nhân nộp đầy đủ hồ sơ thông báo hợp đồng gia công hoặc trong quá trình thương nhân sản xuất sản phẩm, lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có thể ra quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất của thương nhân trong các trường hợp sau: Thương nhân thông báo thực hiện hợp đồng gia công lần đầu tại cơ quan hải quan hoặc đã thông báo hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan khác nhưng Chi cục Hải quan nơi đã tiếp nhận hợp đồng gia công chưa kiểm tra cơ sở sản xuất; thương nhân nhận gia công nhưng không thực hiện mà thuê thương nhân khác gia công lại một phần hoặc toàn bộ hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công; thương nhân thuê lại toàn bộ nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, máy móc, thiết bị của thương nhân khác để thực hiện hợp đồng gia công hoặc quá 2 tháng (hay chu kỳ sản xuất 1 sản phẩm đối với gia công sản phẩm đặc thù như đóng tàu, cơ khí) kể từ khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu lô nguyên liệu, vật tư lần đầu tiên của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công nhưng không có sản phẩm xuất khẩu...

Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất bao gồm kiểm tra địa chỉ cơ sở sản xuất; quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất; tình hình nhân lực thực hiện hợp đồng gia công; kiểm tra số lượng máy móc, dây chuyền, trang thiết bị hiện có tại cơ sở sản xuất và tình trạng máy móc, thiết bị...

Thông tư này thay thế Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 15-8-2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10-3-2014.

Quy định kỹ thuật đánh giá tài nguyên nước dưới đất



Ngày 17-2-2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 13/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.



Thông tư quy định chi tiết về nội dung, yêu cầu kỹ thuật và các sản phẩm của các nhiệm vụ điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, bao gồm: đánh giá số lượng và chất lượng các nguồn nước dưới đất, tìm kiếm nguồn nước dưới đất; lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất, bản đồ phân vùng chất lượng nguồn nước dưới đất, các bản đồ chuyên về tài nguyên nước dưới đất. Thông tư còn quy định về đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất; phân loại nguồn nước dưới đất theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; xác định ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước dưới đất, khu vực cần cấm hoặc hạn chế khai thác nước dưới đất và xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất...

Việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất phải bảo đảm các nguyên tắc như: tính kế thừa, đồng bộ, thống nhất giữa các tỷ lệ điều tra, đánh giá từ tổng quan đến chi tiết và các dạng điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất có tính đặc thù theo yêu cầu cấp bách của cơ quan nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững với yêu cầu thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước... Đặc biệt, phải định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7-4-2014.